© Copyright of 3B Hue Business Club. Design and development: BWS, 2024

Start selling now
      Log inRegister
      logoDNH

      Beta

      Log inRegisterRegister for membership

      Categories

      Log inRegister
      logoDNH

      Beta

      HomeIntroduceMembership benefitsNewsEventsShoppingContactGuide
        1. Details
        icon hamburgerCategories
        News
        Breaking News
        sports
        Kinh Doanh
        Kinh Doanh
        14/12/2024

        Cô gái Huế với khát vọng “sâm Việt cho người Việt”

        Hồ Nhật Phương, Giám đốc Công ty TNHH SBC Hoàng Gia đang nỗ lực đầu tư các vùng nguyên liệu, tạo nên nhiều sản phẩm kết hợp nhằm phát huy các giá trị thực dưỡng của loài “sâm tiến vua” - sâm Bố Chính.

        Ảnh Reatimes

        Hồ Nhật Phương (39 tuổi) dù mới chỉ khởi nghiệp "trái nghề" một năm nay, nhưng đã để tạo được nhiều ấn tượng với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp ở vùng đất cố đô Huế.

        Từng là nhân viên điều hành du lịch quốc tế, kiêm phụ trách quản lý chi nhánh một doanh nghiệp vận tải du lịch và cũng đã “xất bất xang bang” trong cơn đại dịch Covid-19, Hồ Nhật Phương đã chọn ngã rẽ kịp thời và gặt hái những thành công bước đầu.

        Thời gian gần đây, Hồ Nhật Phương có mặt tại nhiều sự kiện trong và ngoài tỉnh, vừa là thuyết trình viên, diễn giả, vừa là người bán hàng... Tại cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2021, dù mới chỉ sau một năm khởi nghiệp, “Mô hình phát triển và đa dạng sản phẩm Sâm Bố Chính gắn liền với Làng nghề - Văn hóa - Du lịch tại Thừa Thiên – Huế” của Công ty TNHH SBC Hoàng Gia đã được trao giải C của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế.

        Xây dựng “thân phận” cho cây sâm

        Khi đến với sâm Bố Chính, Hồ Nhật Phương đã mất gần 2 năm tìm hiểu, nghiên cứu, ấp ủ giấc mơ đưa dược liệu này về xứ Huế. Không chỉ giới thiệu sản phẩm tại tỉnh nhà, chị không quản ngại mang sâm Bố Chính tới các buổi giới thiệu sản phẩm, hội chợ tại nhiều tỉnh, thành như Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam…

        Mỗi nơi đến, chị đều say sưa kể chuyện, giải thích công dụng của cây sâm Bố Chính. Nhiều người không biết về sản phẩm này còn hiểu nhầm là củ sắn, củ đinh lăng hay sâm đất. “Tôi luôn kiên nhẫn giải thích và kể chuyện để khách hàng nhớ tên của loại sâm này. Tôi còn hướng dẫn và gửi tờ thông tin, hy vọng khách hàng sẽ biết thêm về sâm Bố Chính, từ đó kể cho người khác”, chị Phương chia sẻ.

        Nói về những thách thức khi bắt đầu kinh doanh sâm Bố Chính, chị Phương cho biết, vùng nguyên liệu đang được trồng chủ yếu ở Quảng Bình. Sâm được thu hoạch chưa ổn định nên có thời điểm bán không hết, nhưng cũng có thời điểm không có sâm để bán.

        “Những ngày đầu tưởng chừng tôi sẽ bỏ cuộc sớm. Quá khó để khách hàng tiếp nhận thông tin, tin tưởng và dùng sản phẩm. Quá nhiều việc tôi cần phải làm để khách hàng biết đến nhưng nguồn vốn lại có hạn. Tôi quyết tâm dành hết thời gian và tâm sức vào cây sâm. Người thân, bạn bè tôi nói loại sâm này chỉ dành cho người giàu. Dân mình quen dùng sâm Hàn Quốc rồi, khách hàng chỉ biết đến sâm Ngọc Linh thôi… Bạn bè không ủng hộ, gia đình lo ngại. Nhưng tôi vẫn có niềm tin rằng sâm Bố Chính sẽ phát triển và khách hàng sẽ cảm nhận được giá trị dinh dưỡng của nó”, chị Phương tâm sự.

        Dự định đến với vùng cao A Lưới

        Sau gần 2 năm, cây sâm Bố Chính đã sống được trên đất Huế và dần được khách hàng biết đến. Đến cuối năm 2021, chị Phương đã tích lũy được nguồn lực tài chính để vận hành công ty. Chị tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ để cây sâm đến với nhiều khách hàng đang tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng.

        Những sản phẩm chủ lực của Công ty TNHH SBC Hoàng Gia do chị Phương làm chủ gồm: sâm tươi, sâm khô, sâm ngâm mật ong, gà ác tần sâm tiến vua, bồ câu tần sâm tiến vua… Các sản phẩm của Hoàng Gia được bán qua kênh trực tiếp và kênh online. Chị Phương cũng chủ động tham gia các sàn thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách hàng trên mọi miền đất nước.

        Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, chị Phương cho biết chị sẽ xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu tại huyện A Lưới, giúp bà con người dân tộc thiểu số tại đây thay đổi giống cây trồng và cải thiện kinh tế, làm chủ được vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGap, hướng đến vùng nguyên liệu hữu cơ. Chị cũng sẽ hoàn thiện quy trình trồng sâm, phát triển đa dạng sản phẩm, kết hợp du lịch nông nghiệp, xây dựng chuỗi cửa hàng tại các tỉnh, thành.

        Author: Nguồn báo https://phunuvietnam.vn/
        Home
        News
        Related news
        image new
        icon-eye-gray28
        TTH - OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
        14/12/2024
        Author: Báo Thừa Thiên Huế Online
        image news
        19/11/2024
        Kết nối giao thương B2B Đưa sản phẩm Màng hấp thụ sóng điện từ ECO G9 - cầu chì bảo vệ sức khỏe đến với Hội công nghệ vi mạch bán dẫn TPHCM
        B2B là viết tắt của cụm từ “Business to Business”, nghĩa là “Doanh nghiệp với Doanh nghiệp”. B2B là một hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, giữ nhà bán sỉ và bán lẻ. Cũng có thể hiểu đơn giản là một doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ cho một doanh nghiệp khác. Hình thức B2B thường diễn ra trong một chuỗi cung ứng điển hình. Tại đó, các doanh nghiệp mua hàng hóa (ví dụ như nguyên liệu thô) từ bên bán để phục vụ
        image new
        icon-eye-gray85
        B2B là viết tắt của cụm từ “Business to Business”, nghĩa là “Doanh nghiệp với Doanh nghiệp”. B2B là một hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, giữ nhà bán sỉ và bán lẻ. Cũng có thể hiểu đơn giản là một doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ cho một doanh nghiệp khác. Hình thức B2B thường diễn ra trong một chuỗi cung ứng điển hình. Tại đó, các doanh nghiệp mua hàng hóa (ví dụ như nguyên liệu thô) từ bên bán để phục vụ
        19/11/2024